Chỉ một câu hỏi đơn giản “Làm thế nào để mua được một viên kim cương ĐẸP VÀ ĐÚNG GIÁ?” mà rất nhiều người đã từng mua, đã sử dụng kim cương hay sành về kim cương vẫn rất đắn đo và có khi không biết được câu trả lời như thế nào? Và qua bài viết này Kim Mai II sẽ giúp bạn làm rõ câu hỏi này.
Một Viên Kim Cương Được Định Giá Như Thế Nào?
Đầu tiên chúng ta sẽ đi vào 4 yếu tố cơ bản và quan trọng nhất để định giá 1 viên kim cương
Thứ Nhất Color – Màu Sắc Của Viên Kim Cương
Viện Đá quý Hoa Kỳ đã phân cấp màu sắc cho kim cương không màu theo bảng chữ cái từ D đến Z hay còn gọi là nước D đến nước Z
Kim cương chuẩn nước D – hoàn toàn không màu
Kim cương chuẩn nước D được xem là loại giá trị cao và hiếm có nhất. Loại này không thể dùng tiền mà sở hữu ngay được. Trên thị trường trang sức đá quý, đây được xem là lựa chọn giá trị bậc nhất. Một viên kim cương chuẩn nước D sẽ có một sự trong vắt hoàn toàn không pha lẫn thêm màu sắc khác.
Kim cương chuẩn nước E – không màu
Tương tự như kim cương chuẩn nước D, kim cương chuẩn nước E tương đối khó kiếm. Sự khác biệt giữa hai nước này cũng khó kiểm chứng bằng mắt thường. Chính vì thế mà nhiều khi việc phân định trở nên khó khăn và đánh tráo lại rất dễ dàng.
Kim cương chuẩn nước F – trong vắt
Nhiều nhà nghiên cứu đá quý dễ nhầm tưởng, và xem đây là kim cương chuẩn nước E, D. Nhưng thực tế kim cương chuẩn nước F có một chút vàng trắng hoặc bạch kim.
Sự tinh khiết mà kim cương chuẩn nước F đem đến cho người dùng, là một lựa chọn vô cùng giá trị. Trong thực tế mắt của một người dùng bình thường khó có thể phân biệt chính xác kim cương chuẩn nước F là gì và như thế nào. Về mặt giá trị, kim cương chuẩn nước F được dùng nhiều trong những sản phẩm trang sức có giá trị cao.
Kim cương chuẩn nước G – trong veo
Kim cương chuẩn nước G có một vẻ đẹp hoàn thiện, sáng trắng tự nhiên. Điều này khiến nhiều khách hàng cảm thấy tương đối khó khăn khi phân biệt kim cương chuẩn nước G.
Kim cương chuẩn nước H
Kim cương chuẩn nước H có một giá trị tuyệt vời bởi sắc màu của nó dường như rất khó phân biệt. Sự khác biệt chỉ có thể xảy ra nếu đặt cạnh nó một viên kim cương có cấp nước cao hơn. Thông thường, sự khác biệt rõ ràng nhất nếu người dùng đặt cạnh một viên kim cương chuẩn nước H hoặc G.
Kim cương chuẩn nước I – gần như không màu
Kim cương chuẩn nước I có một giá trị lớn. Sự khác biệt về màu sắc của kim cương chuẩn nước I chỉ có thể nhìn thấy nếu đặt cạnh kim cương chuẩn nước H. Lớp kim cương này phù hợp khi kết hợp các sản phẩm có màu sắc vàng hoặc sắc màu tương đồng như thế. Sắc màu này đem đến cho người dùng một lựa chọn không thể tuyệt vời và giá trị hơn.
Kim cương chuẩn nước J – gần như không màu
Mắt thường sẽ rất khó phân biệt và xác định kim cương chuẩn nước J. Bởi tông màu tương đối nhạt, đặc biệt so với kim cương có nước I. Kim cương nước J khi kết hợp cùng nhẫn vàng sẽ đem lại màu sắc đẹp nhất.
Kim cương chuẩn nước K – màu mờ nhạt
Kim cương chuẩn nước K được định giá giá trị dựa trên trọng lượng (carat). Khi so cùng các nước kim cương khác. Màu sắc tương đối mờ nhạt nên chúng thường khó phân biệt hơn cả, đặc biệt khi so cùng các viên kim cương có nước màu gần tương đồng.
Kim cương chuẩn nước L – màu nhạt đến rất nhạt
Kim cương chuẩn màu L trở lui có tông màu ấm và có thể nhìn thấy điều này bằng mắt thường. Định giá thì kim cương này có giá trị thấp nhất, chỉ bằng ½ giá thành cùng kích cỡ với kim cương chuẩn màu L.
Mặc dù, ai cũng biết là nước D là trong và đẹp nhất thường được lựa chọn hàng đầu để chế tác trang sức. Nhưng để chế tác ra một thiết kế phù hợp mà khách hàng sẽ có những lựa chọn màu nước phù hợp với sở thích và nước da.
Thứ Hai Clarity – Độ Sạch, Độ Tinh Khiết Của Kim Cương
Để quyết định giá trị của một viên kim cương thì độ sạch vô cùng quan trọng. Nếu trên cùng kích thước 6li3, cho dù viên kim cương ấy là nước D nhưng độ sạch chỉ VS1 cũng không có giá trị bằng một viên 6li3 nước E nhưng độ sạch FL hay VVS1. Vì thế trên thị trường Việt Nam nhiều người đang nhầm lẫn về vấn đề này, họ cứ nghĩ một viên kim cương màu nước càng cao sẽ càng mắc tiền.
Thứ Ba Độ Bóng, Tính Đối Xứng Và Giác Cắt
Hai đặc điểm ít được biết đến nhưng ảnh hưởng đến độ sáng, độ lửa của viên kim cương là độ bóng và tính đối xứng
Độ bóng: Là các cạnh hay mặt của viên kim cương được đánh bóng, dành cho các viên kim cương bị giảm độ lấp lánh và có thể bị mờ.
Tính đối xứng: Nói đến việc các mặt được sắp hàng như thế nào. Nếu các cạnh không được sắp hàng đúng có thể dẫn đến ánh sáng bị chệch hướng và giảm độ sáng của viên kim cương.
Khi các mặt của viên kim cương được sắp đặt, giao nhau một cách hoàn hảo thì viên kim cương đó có tính đối xứng. Một viên kim cương tính đối xứng thì đường truyền ánh sáng sẽ tốt hơn, phản xạ ánh sáng tốt hơn nên viên kim cương sẽ sáng hơn.
Một viên kim cương có độ đối xứng khá hoặc kém sẽ không thể có hình dạng hoàn hảo. Điều này ảnh hưởng nhiều đến sự lấp lánh và tính thẩm mỹ của món trang sức kim cương bạn đeo. Ngoài ra, tính đối xứng của kim cương ảnh nhiều đến giá cả. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện mà bạn có thể chọn viên kim cương hoàn hảo hoặc tốt, vì tính đối xứng tuy quan trọng nhưng không phải là yếu tố chủ chốt để đánh giá chất lượng viên kim cương. Hơn nữa, tính đối xứng thường được bao hàm trong giác cắt (cut), nên bạn có thể xem xét để chọn những viên kim cương có giác cắt từ tốt trở lên để đạt được độ lấp lánh như ý
Giác cắt: Một viên kim cương được khai thác được không có những hình dạng như chúng ta thấy khi được gắn lên các trang sức. Để có được viên kim cương đẹp đến với chúng ta viên kim cương ấy phải trải qua một quá trình chế tác dày công và tỉ mỉ.
Hình tròn (Round): giác cắt này khá phổ biến nhất là giác cắt kim cương 57 giác cắt đối xứng hoàn hảo.
Bên cạnh đó tùy thuộc vào kích thước, cân nặng của viên kim cương thô cùng với thiết kế của những nhà sáng tạo mà kim cương chắc hẳn cắt thành các hình dạng: Hình vuông góc nhọn (Princess), Hình chữ nhật vạt góc (Radiant) , Hình chữ nhật xếp tầng (Emerald, Hình vuông xếp tầng (Asscher), Hình hạt thóc (Marquise), Hình bầu dục (Oval), Hình giọt lệ/trái lê (Pear), Hình trái tim (Heart), Hình chữ nhật bo góc (Cushion).
Những kiểu dáng cắt này thực tế chỉ phản ánh một phần sự ảnh hưởng của giác cắt kim cương, để tối ưu hóa vẻ đẹp sự lấp lánh của viên kim cương kỹ thuật cắt còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác. Giác cắt kim cương là một kỹ thuật đòi hỏi khả năng nghệ thuật cũng như tay nghề chính xác của người cắt viên kim cương sao cho tỷ lệ, tính đối xứng và đánh bóng của viên đá ấy tối ưu hóa vẻ đẹp của một viên kim cương nên có. Đây là một kỹ thuật khá phức tạp và rất khó phân tích nếu cắt sai chắc hẳn là hỏng cả một viên kim cương làm mất đi giá trị của nó.
Theo các thang đo của GIA giác cắt kim cương sẽ có các cấp độ từ Xuất sắc đến Kém (Excellent to Poor): Excellent (EX, tuyệt hảo), Very Good (VG, rất tốt), Good (GD, tốt), Fair (FR, trung bình) và Poor (PR, kém).
Các cấp độ của kim cương được đánh giá dựa vào trọng lượng của nó so với đường kính, độ dày của viên kim cương, tỷ lệ trọng lượng, độ bền, tính đối xứng của các mặt cắt và chất lượng đánh bóng trên các mặt đó.
Một viên kim cương có giác cắt chính xác khi nó đáp ứng được các hiệu ứng hình ảnh mong muốn như độ sáng tuyệt hảo, lửa của viên kim cương đẹp và lấp lánh.
Trong đó độ sáng là ánh sáng trắng bên trong và bên ngoài phản chiếu từ một viên kim cương, lửa là sự tán xạ ánh sáng trắng thành tất cả các màu sắc của cầu vồng, Độ lấp lánh là lượng lấp lánh của một viên kim cương tạo ra, và mô hình của các vùng sáng và tối gây ra bởi sự phản chiếu đi qua bên trong viên kim cương.
Nếu một viên kim cương được chế tác quá sâu hay quá nông sẽ làm giảm đi vẻ đẹp của nó khi ánh sáng đi qua. Cân bằng giữ các tỷ lệ là rất quan trọng để có được một giác cắt kim cương chuẩn cũng như một viên kim cương đẹp.
Bạn chắc hẳn xem thêm các kiểu cắt kim cương tròn và các hình dạng khác với tỷ lệ dài rộng hợp lý theo hình dưới đây.
Kim cương có bao nhiêu giác cắt tùy thuộc vào hình dạng cũng như tỷ trọng của nó hợp lý với số lượng giác cắt đó, thông thường nếu cắt tròn (Round) cá nhân ta rất ưa chuộng kiểu Round Brilliant Cut sẽ có 57 giác cắt đối xứng hoàn hảo. Tất cả ánh sáng đi vào viên kim cương đều phản chiếu trọn vẹn lên bề mặt của nó, tạo nên vẻ đẹp rực rỡ của 7 sắc cầu vồng
Từ những thông tin trên ta có thể nhận thấy rằng giác cắt của một viên kim cương rất quan trọng, nó ảnh hưởng rất nhiều tới vẻ đẹp viên kim cương đó.
Thứ Tư Độ Phản Quang, Huỳnh Quang
Một yếu tố tự nhiên khác để định giá kim cương là Fluorescence (độ huỳnh quang của kim cương). Đây là độ phát quang tự nhiên của viên kim cương dưới ánh sáng cực tím, chẳng hạn dưới tia cực tím của ánh sáng mặt trời.
Nếu kim cương có màu D-H và huỳnh quang cao, sự cộng hưởng ánh sáng làm cho viên kim cương có vẻ chuyển sang màu sữa đục dưới ánh sáng của tia cực tím, ảnh hưởng độ phát quang khiến kim cương giảm sáng. Vì vậy, giá trị kim cương sẽ bị giảm đi.
Với kim cương có màu I-J (trắng rất nhạt hoặc vàng) và huỳnh quang cao, sự cộng hưởng ánh sáng làm cho viên kim cương sáng hơn, làm giá trị tăng lên.
Các giấy chứng nhận chất lượng kim cương trên thế giới như HRD, GIA, IGI… đều có đánh giá về Fluorescence, được chia thành 5 cấp độ: Nil hoặc none (không có), faint (mờ), medium (trung bình), strong (mạnh) và very strong (rất mạnh).
Khi Mua Kim Cương Chúng Ta Nên Lựa Chọn Kim Cương Như Thế Nào Vừa Đẹp Và Hợp Túi Tiền ?
Khi Mua Kim Cương Chúng Ta Cần Phải Kiểm Tra Và Quan Tâm Kĩ Đến Những Yếu Tố Sau :
Thứ nhất: mã số cạnh của viên kim cương trùng khớp với giấy kiểm định (nếu viên kim cương có kiểm định)
Thứ hai: màu nước của viên kim cương. Để viên kim cương khi nhìn vào có màu trắng không bị ngả vàng thì chúng ta nên lựa chọn kim cương có nước D/E/F. Kim cương trắng nhất là kim cương nước D
Thứ ba: độ sạch của viên kim cương. Từ VS2 trở xuống chúng ta có thể nhìn thấy được những lỗi của viên kim cương khi nhìn bằng mắt thường. Nên khi mua kim cương chúng ta nên mua kim cương có độ sạch từ VS1 trở lên
Thứ tư: giác cắt và độ đối xứng. Viên kim cương có tính đối xứng càng cao và giác cắt càng tuyệt đối thì sẽ tạo ra độ lửa mạnh nhất và chúng ta có thể dễ dàng nhìn ra được 8 mũi tên, 8 trái tim của viên kim cương. Nên khi mua kim cương chúng ta nên chọn những viên có giác cắt và độ bóng Excellent.
Thứ năm: là độ phản quang và huỳnh quang. Bạn có thể đặt viên kim cương ở nơi thiếu sáng, nếu viên kim cương vẫn trong và trắng thì độ huỳnh quang ít (none), nếu viên kim cương phát ra ánh xanh nhiều hơn ánh sáng trắng thì viên kim cương đó có độ huỳnh quang cao. Độ huỳnh quang cao sẽ làm viên kim cương bị mờ đục không trong. Nên khi mua kim cương chúng ta nên mua viên có độ huỳnh quang là None
Thứ sáu: là độ bóng của viên kim cương. Kim cương muốn phát huy hết vẻ đẹp lộng lẫy của nó thì chỉ số độ bóng này chắc chắn nên là Excellent nếu không thì cho dù có là nước D hay độ sạch VVS1 nhìn vẫn không lấp lánh.
Kết luận để mua một viên kim cương đẹp chúng ta nên chọn viên đạt những thông số sau
- Màu Nước D/E
- Độ sạch VS1 trở lên
- Độ đối xứng Excellent
- Giác cắt Excellent
- Độ bóng Excellent
- Độ phản quang là None
TIỆM VÀNG BIÊN HOÀ - ĐỒNG NAI KIM MAI II
Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành kinh doanh vàng bạc tại thành phố Biên Hoà, Đồng Nai, tiệm vàng Kim Mai II cam kết mang đến cho quý khách hàng những sản phẩm vàng bạc đẹp mắt, chất lượng cao và đáng tin cậy. Tại tiệm vàng Kim Mai II, chúng tôi tự hào sở hữu một đội ngũ thợ kim hoàn tài năng, sáng tạo và tận tâm, luôn sẵn sàng phục vụ quý khách với niềm đam mê và chuyên nghiệp.
Quý khách có thể tìm thấy một loạt các sản phẩm vàng bạc tại cửa hàng của chúng tôi, bao gồm nhẫn, vòng cổ, lắc tay, bông tai và nhiều mẫu trang sức độc đáo khác. Chúng tôi cung cấp cả sản phẩm vàng 10K, 14K, 18K, 24k, Kim Cương, Đá Quý, đảm bảo quý khách sẽ tìm thấy điều mình ưng ý tại đây. Hãy đến với Tiệm Vàng Kim Mai 2 và khám phá thế giới của sự quý giá và tinh hoa của vàng bạc. Chúng tôi luôn sẵn lòng chào đón và phục vụ quý khách một cách tận tâm nhất.
Trân trọng,
Tiệm Vàng Kim Mai II Thành phố Biên Hoà, Đồng Nai
- 242 Cách Mạng Tháng 8, P. Thanh Bình, Biên Hòa, Đồng Nai.
- Điện thoại: 0949.060.606 (Zalo – Viber)
- Email: kimmai2jewelry@gmail.com
- Facebook: Tiệm Vàng Kim Mai II